Chấn thương trong thể thao là điều bất cứ vận động viên nào cũng có nguy cơ gặp phải. Mặc dù là tình huống không mong muốn thường đến bất ngờ nhưng chúng ta cần chuẩn bị tinh thần và lường trước những khó khăn. Để không bị động và chịu hậu quả nặng nề của các loại tổn thương như chấn thương khớp và chấn thương xương thì bất cứ ai cũng nên trang bị cách ứng phó. Vì có nhiều trường hợp nếu không sơ cứu ngay sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan về sau rất khó điều trị lành lại hoàn toàn. Vậy nên, hãy bỏ túi những các xử lý chân thương khi chơi bóng bàn dưới đây để sẵn sàng cho mọi tình huống nhé!
Chấn thương khớp trong bóng bàn
Chấn thương khớp, chấn thương xương trong bóng bàn thường xảy ra khi va chạm mạnh hoặc té ngã. Khi gặp phải loại hình chấn thương này cần ngừng chơi ngay. Và tiến hành những bước sơ cứu kịp thời để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc…
Chấn thương khớp là tình trạng mất tương quan bình thường của mặt khớp. Hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân do lực tác động lớn làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp. Khớp gối là loại khớp phức tạp, hoạt động nhờ sự phối hợp của nhiều cấu trúc như gân, cơ, dây chằng, bao khớp … Trong đó các dây chằng trong và quanh khớp gối giữ vai trò quan trọng trong sự vận động và giữ vững khớp gối.
- Biểu hiện: Đau dữ dội sau chấn thương – có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc. Khớp mất khả năng vận động hoặc biến dạng. Ngoài ra có thể sưng bầm quanh khớp với nhiều mức độ khác nhau.
- Phương pháp xử lý:
– Cần kiểm tra bằng chụp XQ để xác định cụ thể tình trạng khớp bị chấn thương.
– Băng bất động khớp ở nguyên tư thế bị trật (với nẹp và băng thun).
– Chườm lạnh để giảm đau.
- Lưu ý: tránh tự ý kéo nắn hoặc xoa bóp dầu có thể làm tụ máu nhiều trong bao khớp gây cứng khớp, lỏng khớp. Hoặc có thể làm gãy đầu xương khi kéo nắn.
Chấn thương xương khi thi đấu
Chấn thương xương là sự mất liên tục cấu trúc xương do lực tác động mạnh. Lực có thể mạnh đột ngột gây ra gãy xương cấp tính. Hoặc lực vừa phải nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến xương bị gãy mệt (gãy xương diễn ra từ từ và lâu ngày).
- Biểu hiện:
– Gãy xương cấp tính: đau – sưng bầm – giảm cơ năng vùng bị chấn thương (dấu hiệu không chắc chắn). Đối với dấu hiệu chắc chắn gồm biến dạng, đau chói và lạo xạo khi sờ, cử động bất thường chi bị chấn thương.
– Gãy xương mệt: thường ít gây chú ý do biểu hiện từ từ như đau và sưng vùng xương chịu lực (bàn chân, xương gót, cổ xương đùi, cột sống…). Đặc biệt sau khi luyện tập nặng nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất khả năng vận động chi đó. Bởi vậy muốn xác định chắc chắn phải đi chụp phim XQ.
- Phương pháp xử lý:
– Để người chơi tại chỗ, tránh vận chuyển liền gây shock chấn thương.
– Cắt bỏ trang phục quanh vùng bị thương.
– Làm nẹp cố định xương gãy (qua 3 mặt phẳng và 2 khớp (trên và dưới) vùng bị thương.
– Có thể chườm lạnh quanh vùng xương gãy. Để giảm đau, sưng sau đó vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
- Lưu ý: Không được bó đắp thuốc rất nguy hiểm. Dẫn đến khớp giả (không lành xương), nhiễm trùng da, viêm xương… Ngoài ra người chơi cần khởi động kỹ trước khi chơi, không chơi quá sức, chơi khi ốm mệt. Để tránh các loại chấn thương có thể sẽ xảy ra.