Trong bóng bàn khi nhắc tới kỹ thuật chặn bóng trái tay chắc hẳn là rất nhiều người đã quá quen thuộc. Đây là một trong những kỹ thuật thường thấy nhất trong bộ môn này dù là trên sân thi đấu hay trong quá trình tập luyện. Để có thể linh hoạt trong các tình huống xảy ra bất ngờ thì người chơi cần nắm được gần như tất cả các động tác đánh, đón và chặn bóng dù là trái tay. Khi đã quen thuộc với các động tác này cộng thêm việc luyện tập chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ có phản ứng rất nhanh khi tình huống đó đến. Để bạn hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này chúng ta hãy cùng vào bài viết dưới đây.
Kỹ thuật chặn bóng trái tay có đặc điểm gì?
Kỹ thuật chặn bóng trái là dùng sức nhỏ, tốc độ chậm. Bóng có điểm rơi vừa phải, không xoáy hoặc xoáy nhẹ. Động tác chặn bóng đơn giản, dễ nắm vững được kỹ thuật. Đây là kỹ thuật nhập môn của người mới học. Thông qua tập luyện có thể làm quen tính năng bóng, nắm bắt động tác. Từ đó đặt nền móng kỹ thuật cho việc học các kỹ thuật bóng bàn khác.
Các giai đoạn cơ bản trong kỹ thuật chặn bóng
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực hiện
Đứng ở khoảng giữa hoặc lệch sang trái bàn bóng. Thân người cách bàn khoảng (40-50)cm. Hai chân đứng mở sang hai bên rộng hơn vai, hai chân đứng ngang bằng và vuông góc với hướng bóng tới. Hai đầu gối hơi khuỵu, hóp bụng và ngực. Thân trên hơi quay sang trái, tay phải co tự nhiên cầm vợt ở phía trước thân người hoặc hơi lệch trái. Đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt gần vuông góc với mặt đất.
Giai đoạn 2: Thực hiện đánh bóng
Khi bóng đối phương đánh sang bật lên khỏi mặt bàn. Cẳng tay đưa vợt ra trước đón bóng ở thời điểm bóng đi lên dùng mặt vợt gần vuông góc với mặt bàn đẩy vào phần giữa của bóng. Trong giây lát vợt tiếp xúc vào bóng chỉ dùng sức nhẹ nhàng của cẳng tay và cổ tay. Chủ yếu dựa vào sức bật trở lại của bóng đánh sang để chặn bóng trả bóng đối phương.
Giai đoạn 3: Kết thúc động tác
Sau khi chặn bóng, bàn tay và cánh tay vung ra trước theo đà. Đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị trước khi đánh bóng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần nắm được về kỹ thuật này. Để nắm vững và nhuần nhuyễn những kỹ năng cơ bản này bạn cần phải hiểu lý thuyết. Sau đó từ lý thuyết bạn chăm chỉ thực hành và luyện tập để thuần thục cách thực hiện. Trong bất kỳ môn thể thao nào cũng vậy, chỉ khi nắm được các kỹ thuật cơ bản thì bạn mới có khả năng thực hiện các động tác nâng cao.
Có được một nền tảng tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật khó hơn. Hay là kết hợp các kỹ thuật cơ bản lại với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nếu bạn là người mới tập thì hãy chú tâm vào tập luyện các động tác cơ bản thật nhiều nhé. Mọi động tác đều hữu dụng khi bạn nắm chắc được chúng và thực hiện thật nhuần nhuyễn.