Bóng chuyền là một môn thể thao rất tốt cho sức khoẻ, và dành cho mọi lứa tuổi. Nhưng cũng giống với những môn thể thao khác, chấn thương trong bóng chuyền có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chấn thương trong bóng chuyền chia làm chấn thương mãn tính và cấp tính. Đối với người chơi bóng chuyền, vai là bộ phận quan trọng nhất, cần được bảo vệ. Chấn thương vai trong bóng chuyền có thể xảy ra do ngã, vã chạm, tập luyện quá sức hoặc không đúng cách. Trong các chấn thương ở vai, viêm gân cơ xoay là chấn thương cấp tính, thường gặp ở người chơi bóng chuyền. Nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa, có thể dẫn đến các cơn đau mãn tính, teo cơ, hoặc làm suy giảm, mất khả năng hoạt động khớp vai.
Nguyên nhân chấn thương
Viêm, rách gân cơ xoay là nguyên nhân chính gây chứng đau vai cấp và mạn tính. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai. Có chức năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác giở tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai. Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng. Phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị. Nguyên nhân thường gặp do:
– Giao bóng trên cao, phát bóng, chặn, và các vị trí và cách xoay khác để đánh, đều là những chuyển động bóng chuyền lặp đi lặp lại có thể dẫn đến đau vai. Lạm dụng quá mức có thể dẫn đến viêm gân cơ xoay.
– Chơi quá sức.
– Khởi động không kỹ.
– Thể lực cơ bắp không đủ, hoặc cơ thể không được khỏe khi chơi.
– Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai. Đặc biệt là khi giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền
Các triệu chứng viêm, rách gân cơ xoay
Triệu chứng nổi bật khi bị viêm, rách gân cơ xoay là tình trạng đau vai, cụ thể:
– Cơn đau mặt ngoài khớp vai lan xuống cánh tay nhưng không quá khuỷu, đau lan lên cổ và thường đau về đêm khiến bệnh nhân mất ngủ.
– Cơn đau khiến bệnh nhân không thể nằm nghiêng bên vai bị đau.
– Mức độ đau vai càng nhiều thì khả năng chấn thương càng nặng.
– Các động tác lặp đi lặp lại, mang vác nặng, đặc biệt là đưa tay lên quá đầu sẽ càng đau hơn.
– Cảm nhận thấy tiếng lạo xạo dưới mỏm cùng vai khi vận động chỏm xương cánh tay.
– Khớp vai và cánh tay không thể hoạt động trong phạm vi giới hạn bình thường. Thỉnh thoảng, một số bệnh nhân còn cảm thấy vùng khớp vai trở nên yếu hẳn đi. Gây khó khăn khi thực hiện các động tác trong sinh hoạt hằng ngày của mình.
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh lý để có thể điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị, xử lý chấn thương
Viêm gân bánh chè quay thường được điều trị bằng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá , nén và nâng cao). Bạn cũng có thể được cung cấp các bài tập giãn cơ và tập để giúp duy trì sự linh hoạt của mình. Điều trị viêm gân cơ xoay bắt đầu bằng việc nghỉ ngơi, dùng thuốc và các bài tập kéo giãn. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm và cuối cùng là phẫu thuật.
Những điều bạn nên làm khi bị viêm gân cơ xoay
– Ngừng chơi
– Chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.
– Tắm nước nóng toàn thân.
– Có thể dùng các gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen… thoa tại chỗ 2-3 lần ngày, giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm.
– Treo tay lên nếu đau nhiều.
– Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
– Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.
– Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
– Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khớp vai hay chấn thương thể thao. Để chẩn đoán sớm và có kế hoạch chữa trị đúng cách. Nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.
Những việc không nên làm
– Xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau. Vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gây tổn thương.
– Nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.
– Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.
– Trong những trường hợp nặng hoặc sau khi dùng những biện pháp nêu trên trong 1 tuần mà vẫn không khỏi, tốt nhất chúng ta phải đến khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp hay chuyên khoa khớp vai ngay.
Phòng ngừa viêm gân cơ xoay
– Khởi động và làm nóng trước khi luyện tập và thi đấu.
– Từ từ xây dựng sự linh hoạt và sức mạnh của bạn theo thời gian – đừng đột ngột tăng cường độ tập luyện của bạn
– Đảm bảo các cơ của bạn được cân bằng (bạn tập cơ vai trước và vai sau)
– Yêu cầu huấn luyện viên của bạn đảm bảo hình thức của bạn chính xác trong các động tác liên quan đến vai của bạn