Cách phòng ngừa bong gân mắt cá chân cho người chơi bóng chuyền

Bong gân mắt cá chân là loại bong gân phổ biến nhất, ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Loại chấn thương phổ biến nhất nếu bạn tiếp đất sai tư thế, bàn chân bị vẹo vào trong. Nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là phức hợp mắt cá chân (85%), bao gồm một hệ thống các loại dây chằng. Một số người có dây chằng rất yếu và do đó dễ bị ảnh hưởng hơn.

Tuy nhiên, các vận động viên thường có nguy cơ gặp chấn thương này cao hơn, vì có 4 trường hợp chấn thương thì sẽ có một người bị bong gân mắt cá chân. Đặc biệt là những người chơi các môn thể thao nhảy cao như bóng chuyền. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng, cũng như cách phòng ngừa bong gân mắt cá chân dành cho người chơi bóng chuyền ở bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân gây bong gân mắt cá chân ở VĐV bóng chuyền

Bong gân mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất trong bóng chuyền. Chiếm 23,6% các ca chấn thương trong bóng chuyền. Chúng thường xảy ra cầu thủ bật trên lưới chặn bóng đối phương và tiếp đất bằng một chân. Bong gân là chấn thương xảy ra ở dây chằng – là mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp. Khi bị bong gân có nghĩa là có một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách. Tình trạng này hay xảy ra ở vùng cổ chân, khi bàn chân quay vào trong; làm dây chằng phía ngoài mắt cá bị căng quá mức dẫn tới bong gân mắt cá chân. Gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt. Cũng như quá trình thi đấu của các VĐV bóng chuyền.

Nguyên nhân gây bong gân mắt cá chân ở VĐV bóng chuyền
Bong gân mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất trong bóng chuyền

Vấn đề bong gân mắt cá chân do chơi bóng chuyền có thể nghiêm trọng hơn. Do lực và tốc độ chấn thương xảy ra tăng lên.
Điều này có nghĩa là thời gian cần thiết để phục hồi lâu hơn và chi phí điều trị cao hơn. Theo các bác sĩ, bong gân mắt cá chân có ba mức độ nghiêm trọng:

– Độ 1: Tổn thương dây chằng, chỉ bị giãn nhẹ.

– Độ 2: Lỏng khớp cổ chân và đứt một phần dây chằng, đau nhiều hơn.

– Độ 3: Trường hợp nặng nhất, khớp cổ chân không vững, đứt hoàn toàn dây chằng.

Các biểu hiện khi bị bong gân mắt cá chân

Các triệu chứng của bong gân rất đa dạng tùy vào mức độ của tổn thương, bao gồm:

– Đau: Đau luôn là một dấu hiệu cơ thể thông báo rằng chúng đang gặp vấn đề. Nếu một cơn đau xuất hiện ngay sau khi bạn gặp phải chấn thương, đau dữ dội ngay sau chấn thương và âm ỉ sau đó thì có thể nghĩ đến bong gân. Đặc biệt đau tăng khi đứng tỳ chân, vận động khớp, hoặc ấn vào vùng khớp bị tổn thương

– Sưng: là dấu hiệu luôn có khi bị bong gân. Nhưng cũng cần thời gian khoảng vài giờ để biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, đôi khi bạn chưa để ý đến chúng mà vẫn duy trì các hoạt động sau chấn thương khiến chấn thương càng nặng hơn.

Các biểu hiện khi bị bong gân mắt cá chân
Bạn sẽ tự cảm thấy cứng khớp, phải rất nhẹ nhàng mới vận động lại được

– Bầm tím: là dấu hiệu xuất hiện muộn nhất khi các thành phần gân, cơ, dây chằng bị chấn thương và chảy máu bên trong. Qua thời gian, các thành phần thoái hóa trong máu ngấm tới da và biểu hiện dấu hiệu bầm tím.

– Giảm vận động tại khớp bị tổn thương: tất cả các triệu chứng đau, sưng khiến bạn không thể vận động khớp một cách tự nhiên như trước. Khoảng một ngày sau chấn thương, bạn sẽ tự cảm thấy cứng khớp, phải rất nhẹ nhàng mới vận động lại được.

Cách điều trị bong gân mắt cá chân

– Nhờ một chuyên gia y tế, chẳng hạn như một huấn luyện viên thể thao được chứng nhận hoặc bác sĩ đánh giá mức độ bong gân mắt cá chân của bạn. Để đảm bảo bạn không bị chấn thương nghiêm trọng hơn. Sau đó, hãy làm theo phương pháp RICE trong quá trình phục hồi của bạn.

Cách điều trị bong gân mắt cá chân
Chườm đá mắt cá chân trong 15-20 phút sau mỗi 2-3 giờ để giảm đau và sưng

– Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và tránh đè nặng lên mắt cá chân trong 24-48 giờ đầu tiên.

– Chườm đá mắt cá chân trong 15-20 phút sau mỗi 2-3 giờ để giảm đau và sưng.

– Tình trạng bong gân nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu phẫu thuật để tái tạo dây chằng, gân, cơ bị tổn thương hoặc bị rách. Nếu bạn gặp phải trường hợp nghiệm trọng, hãy đi khám bác sĩ để có được tư vấn tốt nhất.

Cách phòng tránh

Mặc dù bạn có thể gặp phải bong gân bất cứ lúc nào, dù đã chuẩn bị đầy đủ, nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh nguy cơ chấn thương.

– Khởi động kĩ trước khi bắt đầu chơi bóng: Hãy dành thời gian cho cơ và khớp của bạn được làm nóng, căng giãn từ từ trước khi vận động mạnh.

– Tập các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn mắt cá chân trước mỗi buổi tập

– Nếu bạn đã từng bị bong gân trước đây, hãy luôn đeo đai bảo vệ mắt cá chân trước và trong khi chơi thể thao

– Nghỉ giải lao phù hợp: Hãy lắng nghe cơ thể để biết ngưỡng tập luyện phù hợp. Nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian tập luyện kéo dài để cơ, khớp của bạn có thời gian hồi phục, tránh căng cơ kéo dài.

– Hãy đầu tư thiết bị, dụng cụ thể thao như giày chạy, quần áo phù hợp. Giày chạy sai kích cỡ, kém chất lượng sẽ không cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết và gia tăng nguy cơ chấn thương.

– Tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể để mắt cá chân bạn khoẻ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *